Tin tức - Sự kiện

Vữa xây dựng là gì? Tiêu chuẩn của vữa xây dựng mới nhất

Vữa xây dựng là vật liệu vô cùng quan trọng trong các hoạt động xây dựng thi công công trình. Vậy, vữa xây dựng là gì? Tiêu chuẩn áp dụng cho vữa xây dựng như thế nào? Theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé!

Vữa xây dựng được sử dụng như thế nào?

Vữa xây dựng là gì?

Vữa xây dựng được biết đến là loại vật liệu đá nhân tạo có thành phần bao gồm: chất kết dính, cốt liệu nhỏ, nước và các loại phụ gia.Tất cả các thành phần này sẽ được trộn theo một tỷ lệ nhất định tạo thành hỗn hợp có tính dẻo, sau khi đóng rắn có khả năng chịu lực.

Vữa xây dựng

Vữa xây dựng

Vữa xây dựng có đặc điểm là cốt liệu nhỏ, khi xây dựng và trát cần phải trải thành lớp mỏng. Phần diện tích tiếp xúc với nền xây, bề mặt trát với không khí lớn nên dễ bị mất nước, vì vậy khi nhào trộn hỗn hợp cần lượng nước lớn hơn so với bê tông để tránh tình trạng vữa quá khô cứng, điều này sẽ làm giảm tác dụng của vật liệu xây dựng.

Do trong vữa không có cốt liệu lớn nên cường độ chịu lực của vữa thường thấp hơn so với bê tông khi sử dụng cùng hàm lượng là loại chất kết dính.

Trong thành phần của vữa, các chất phụ gia đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thi công của hỗn hợp vữa sau khi nhào trộn cũng như tăng cường các tính chất cơ lý của vữa sau khi đã đóng rắn.

Cách phân loại vữa trong xây dựng

Vữa xây dựng thường được phân loại theo loại chất kết dính, khối lượng thể tích và công dụng của vữa:

  • Theo chất kết dính: Phân loại các loại vữa xi măng, vữa thạch cao, vữa vôi, vữa hỗn hợp (xi măng – đất sét, xi măng – vôi).
  • Theo khối lượng thể tích: Được phân ra thành vữa nặng có chỉ số ρv > 1500 kg/m3, vữa nhẹ có chỉ số ρv ≤1500 kg/m3.
  • Theo công dụng: Chia thành các loại như vữa xây, vữa ốp, lát, vữa trang trí, vữa láng, vữa trát,…để hoàn thiện công trình và các loại vữa đặc biệt như vữa sửa chữai, vữa chống thấm, vữa tự chảy,…

Thành phần chế tạo vữa xây dựng

Các thành phần của vữa xây dựng bao gồm:

Chất kết dính

Chất kết dính sử dụng chủ yếu là xi măng pooclăng, xi măng pooclăng xỉ lò cao, xi măng pooclăng hỗn hợp, pooclăng puzơlan, vôi không khí, thạch cao xây dựng,… 

Tuy nhiên, khi lựa chọn chất kết dính cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Lựa chọn chất kết dính cần đảm bảo cho vữa có cường độ, độ ổn định trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Đảm bảo cường độ và độ dẻo, sử dụng vữa hỗn hợp mác 10 – 75 nếu không có yêu cầu gì đặc biệt. Đối với môi trường ẩm ướt nên sử dụng vữa xi măng mác 100 – 150. 
  • Sử dụng thạch cao để chế tạo vữa trang trí vì có độ mịn bóng cao. 

Cốt liệu

Cốt liệu được xem là “bộ xương” chịu lực cho vữa, còn cát sẽ giúp cho vữa chống bị co ngót và làm tăng sản lượng vữa. Khi sử dụng cốt liệu, quý khách cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sử dụng cát thiên nhiên hoặc nhân tạo được nghiền từ đá đặc hoặc đá rỗng. 
  • Chất lượng cát sẽ ảnh hưởng đến cường độ của vữa xây dựng.

Khi chọn cát phải đảm bảo yêu cầu trong bảng sau đây:

Mức theo mác vữa Nhỏ hơn 75 Lớn hơn hoặc bằng 75
Mô đun độ lớn, không nhỏ hơn 0.7 1.5
Sét và các tạp chất ở dạng cục
Lưu lượng hạt > 5mm
Khối lượng thể tích, không nhỏ hơn, kg/m3 1150 1250
Hàm lượng bùn, bụi sét bẩn, không lớn hơn, % 10 10
Hàm lượng muối sunfat, sunfit tính ra SO3 theo % khối lượng, không lớn hơn, % 2 1
Lượng hạt < 0.14 mm, không lớn hơn, % 35 20

Phụ gia

Khi chế tạo vữa, có thể sử dụng các chất phụ gia hóa học, phụ gia khoáng hoạt tính như trong chế tạo bê tông.

Nước

Nước sử dụng để chế tạo vữa phải là nước sạch, không chứa dầu mỡ, hàm lượng tạp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l. Độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.

Tiêu chuẩn Việt Nam 4314: 2003: Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật

Phạm vi áp dụng

Đây là tiêu chuẩn áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng. 

Tiêu chuẩn này sẽ không dành cho các loại vữa đặc biệt như: vữa chống phóng xạ, vữa chịu axit, vữa xi măng – polyme, vữa không co ngót…

Yêu cầu kỹ thuật

Các chỉ tiêu chất lượng của hỗn hợp vữa tươi được thể hiện trong bảng sau:

Tên chỉ tiêu Loại vữa
Xây Hoàn thiện
Thô Mịn
Kích thước của hạt cốt liệu Max (Dmax), không lớn hơn 5 2.5 1.25
Độ lưu động, mm
– Loại vữa thường 165 – 195 175 – 205 175 – 205
– Loại vữa nhẹ 145 – 175 155 – 185 155 – 185
Khả năng giữ độ lưu động( %), không nhỏ hơn
– Loại vữa không có đất sét và vôi 65 65 65
– Loại vữa có đất sét hoặc vôi 75 75 75
Thời gian bắt đầu đông kết (phút), không nhỏ hơn 150 150 150
Hàm lượng ion clo có trong vữa (%), không lớn hơn 0.1 0.1 0.1

Chỉ tiêu chất lượng của vữa tươi

Vữa đóng rắn có các mác và cường độ chịu nén sau 28 ngày dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được quy định trong bảng sau:

Mác vữa M 1,0 M 2,5 M 5,0 M 7,5 M 10 M 15 M 20 M 30
Cường độ chịu nén trung bình,tính bằng MPa (N/mm2), không nhỏ hơn 1.0 2.5 5.0 7.5 10 15 20 30

Mác vữa và cường độ chịu nén trong điều kiện tiêu chuẩn

 IPRO- Hóa phẩm xây dựng

 IPRO- Hóa phẩm xây dựng

Công ty Cổ phần IPRO tự hào là đơn vị hàng đầu trong sản xuất và cung ứng vữa xây dựng. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, IPRO đã nghiên cứu, sản xuất và cung ứng ra thị trường rất nhiều loại vữa xây dựng với nhiều công dụng khác nhau.

Với ưu thế về chất lượng và giá cả cạnh tranh, các loại vữa xây dựng do Công ty Cổ phần IPRO sản xuất, cung ứng ngày càng được các khách hàng, Chủ đầu tư và các Nhà thầu thi công tin tưởng, sử dụng và đánh giá rất cao. Một số loại vữa xây dựng có thể kể đến như:

  • Vữa gắn kết bê tông: gắn kết các tấm tường ACOTEC, ALC,… các cấu kiện bê tông lắp ghép…;
  • Vữa sửa chữa bê tông;
  • Vữa dán gạch ốp lát;
  • Vữa rót không co;
  • Vữa tự san phẳng;
  • Vữa xây, trát gạch bê tông nhẹ… và rất nhiều loại vữa chuyên dụng khác.

Khi có nhu cầu đặt mua, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá tốt nhất.

Trên đây là tổng hợp thông tin đầy đủ về vữa xây dựng. Hy vọng, những thông tin trong bài viết này của IPRO có thể giúp bạn lựa chọn được loại vữa xây phù hợp nhất.